Cùng với xu hướng của thế giới, số trẻ bị bệnh tự kỷ ở Việt Nam đang tăng rất nhanh và trở thành một thách thức lớn đối với nước ta. Vấn đề điều trị cho trẻ bị tự kỷ cũng đang được các cơ quan ban ngành quan tâm, các bậc cha mẹ chú ý tới.
Chữa trị bệnh tự kỷ cho trẻ là giải quyết ở trẻ các vấn đề về rối loạn về phát triển, khiếm khuyết về chất lượng tương tác xã hội, giao tiếp và các biểu hiện hành vi định hình, rập khuôn, thu hẹp bất thường; kèm theo nhiều rối loạn về thực thể và tâm thần khác.
Đối mặt với thực trạng gia tăng như bùng nổ của rối loạn tự kỷ, dựa trên các nghiên cứu chứng cứ, đã ban hành các hướng dẫn chung cho chẩn đoán và can thiệp điều trị. Các hướng dẫn này đều thống nhất với các bước tiến hành như sau: Sàng lọc và Chẩn đoán, Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp, Phát triển và Tiến hành can thiệp, Đánh giá kết quả cải thiện bao gồm: khả năng độc lập, sức khỏe và chất lượng sống.
Có nhiều biện pháp điều trị giúp trẻ tự kỷ tái hòa nhập như: Học cách nghe, nhìn mặt đối mặt, bắt chước tạo ra âm thanh, dạy các từ có ý nghĩa gắn với tình huống… để từng bước giúp trẻ tự kỷ giao tiếp.
Trong các phương pháp trên, phương pháp dạy trẻ tự kỷ bằng mắt được xem là hữu ích nhất. Vì trẻ tự kỷ thường chỉ tập trung điểm nhìn của mình vào một vật cố định, phản ứng chú ý chậm với những kích thích bên ngoài.
Nếu cha mẹ có con bị tự kỷ không chỉ dùng biện pháp đơn giản sử dụng lời nói để thu hút sự chú ý của con mình như “cái gì kìa con? nhìn vào mắt mẹ xem có gì nào?” đó là những cách sai lầm. Khi dạy trẻ cách giao tiếp bằng mắt cha mẹ cần có phương pháp phù hợp. Các phương pháp sau đây dùng để dạy giao tiếp bằng mắt được gia sư của TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ chuyên giảng dạy về trẻ tự kỷ mong sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho phụ huynh có con bị tự kỷ.
Các phương pháp thu hút điểm nhìn của trẻ như sau:
Mặt đối mặt:
Bạn phải làm sao cho mặt bé và mặt bạn có thể nhìn nhau rõ nhất. Bạn hãy đưa người về phía mặt bé, cho bé thấy được toàn bộ gương mặt của bạn. Mở to mắt ra để thu hút ánh nhìn của trẻ.
Ban đầu, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu, muốn né tránh vì bị bạn làm phiền. Nguyên nhân chính vì trẻ tự kỷ ngại giao tiếp và sống khép mình ít tiếp xúc với người khác.
Chờ đợi là một thái độ tích cực khi bắt đầu dạy trẻ tự kỉ, trẻ phản ứng rất chậm, bạn phải biết chờ đợi sẽ thấy được điều bất ngờ xảy ra. Bạn hãy tỏ ra bạn đang trông đợi trẻ phản hồi bạn. Chiến lược chờ đợi đơn giản này thậm chí còn có hiệu quả mạnh mẽ hơn nhiều khi được kết hợp với các chiến lược khác.
Làm những điều bất ngờ… và CHỜ ĐỢI
Trẻ sẽ thường xuyên chú ý những chuyện xảy ra một cách bất ngờ, khi điều bất ngờ xảy ra trẻ sẽ kích thích được sự phản ứng của trẻ.
Chẳng hạn, bạn có thể thay đổi thái độ của mình khi xem chung một bộ phim hoạt hình cùng trẻ, hay thay đổi giọng nói khi nói chuyện với trẻ có thể to hơn và nhỏ hơn. Có thể đưa trẻ một cây kẹo khi trẻ không muốn ăn hoặc không thích ăn và hãy kiên nhẫn chờ đợi điều kì tích sẽ xuất hiện.
Đưa những đồ vật cho trẻ từng chút từng chút một ….. và CHỜ ĐỢI
Đưa đồ vật cho trẻ từng chút một, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nên đưa cho trẻ những đồ vật có màu sắc để thu hút ánh nhìn của trẻ. Và cũng hãy chờ đợi phản ứng của trẻ.
Làm một điều gì đó bất bình thường….và CHỜ ĐỢI
Bạn hãy tạo ra những sự cố bất ngờ trong một ngày đối với trẻ, món đồ chơi trẻ đang cầm trên tay bị rơi xuống đất và vỡ, đồ ăn bị rơi xuống đất, hợp sữa bị tràn ra ngoài. Những sự cố ấy xảy ra và bạn hãy chú ý trẻ vì trẻ đang nhìn bạn.
Cố tình làm nhầm… và CHỜ ĐỢI
Chiến lược thú vị này là một kiểu “Ngớ ngẩn một cách sáng tạo!”. Khi cha mẹ làm nhầm, trẻ sẽ thích thú. Làm gì đó ngớ ngẩn và trẻ sẽ nhìn bạn để xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Vật lộn để mở hộp bánh thay vì của chúng và chờ phản ứng của chúng, không nói gì cả. Phát âm nhầm hoặc dùng những từ ngớ ngẩn sẽ khiến trẻ không chỉ nhìn bạn mà còn hỏi bạn đã nói gì.
Nói hoặc làm gì đó liên quan đến những thứ trẻ thích… và CHỜ ĐỢI
Trẻ có thể sẽ hứng thú hơn với việc nhìn vào bạn nếu bạn nói hoặc làm gì đó mà chúng vừa nói hoặc làm.
Nguyên tắc “4S” khi nói chuyện với trẻ: STRESS – SAY LESS – SLOW DOWN – SHOW. Nói ít (Say Less), Nhấn mạnh (Stress), Chậm lại (Go slow) và Thể hiện (Show).
Bạn thậm chí còn có thể dạy trẻ đứng gần như thế nào với mọi người bằng cách thể hiện cho chúng thấy. Đứng quá gần hoặc quá xa khi nói chuyện với chúng.
Thể hiện cùng với tranh ảnh hoặc video Trong các bức ảnh, mọi thứ trông khá khác với ngoài đời thực. Vì lý do đó mà việc trẻ xem các video sẽ có lợi hơn là nhìn vào tranh ảnh. Giảm âm lượng và bàn về những cảm xúc mà trẻ nhìn thấy trên khuôn mặt của mọi người trong video. Tạm dừng video tại những khoảnh khắc cảm xúc để trẻ có thể nhìn thấy nét mặt tĩnh cũng như động.
Làm thế nào để có thể thu hút ánh nhìn của trẻ tốt nhất?
Dõi theo mắt nhìn của ai đó – nhìn những gì họ nhìn – là một phần quan trọng trong việc hòa nhập xã hội. “Khi trẻ nhìn theo hướng bạn đang nhìn, chúng đang cố gắng hiểu ra những thứ gì đang ở trong tâm trí bạn.
Dẫn dắt bằng ánh mắt
Các trò chơi về mắt: Bạn muốn trẻ nhìn thấy giá trị của việc theo dõi mắt của bạn. Vì thế, hãy thử chơi những trò chơi sẽ khiến việc dõi theo mắt của bạn trở nên vô cùng thú vị sau đây.
Ví dụ: truy tìm đôi mắt xinh, Nhìn mắt tôi và tìm điều ngạc nhiên, ghép tranh ảnh theo thời gian nhạc cho trước,…
Ở bài viết này các bậc cha mẹ sẽ có những kinh nghiệm bổ ích trong việc dạy cho trẻ tự kỷ. Nhưng nếu phụ huynh có nhu cầu tìm giáo viên can thiệp cho trẻ về bệnh tự kỷ vui liên hệ Trung Tâm Gia Sư Tài Năng Trẻ.
Mọi chi tiết thắc mắc cần được tư vấn vui lòng liên hệ:
Liên hệ văn phòng trung tâm tư vấn phát triển giáo dục Gia Sư Tài Năng Trẻ
HOTLINE: 091 315 0242 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com
infor@giasutainangtre.vn
FACEBOOK: WWW.FACEBOOK.COM/GIASUTAINANGTRE