Đầu tiên, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu bệnh tự kỉ là gì?
Bệnh tự kỉ ở trẻ còn gọi là chứng tự kỷ (tự bế, tự tỏa), được nhà tâm thần học nổi tiếng Kanner mô tả lần đầu tiên vào năm 1943. Trung bình cứ 100.000 trẻ em thì có 1 trẻ mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc ở bé trai cao gấp 3-4 lần bé gái. Có thể chẩn đoán bệnh trong những tuần đầu sau sinh.
Tuy nhiên, các dấu hiệu tự kỷ thường bộc lộ nhiều ở những tháng cuối của năm đầu tiên, rõ rệt hơn ở năm thứ 2- 3.
Khi trẻ bị tự kỉ có những đặc điểm gì?
Lười vận động:
Trẻ bị tự kỉ thường tránh những hoạt động tương tác với trẻ em cùng tuổi hoặc với người khác cho dù là những hành động bình thường nhất: chỉ nhìn chăm chú vào một vật, không phản ứng khi ba mẹ kêu, ngại ra chơi với bạn bè khi đi học, thích ngồi một chỗ,….
Bé không có khả năng chơi những trò chơi mang tính sáng tạo. Hơn nữa, khi chơi trẻ chỉ thích chơi rập khuân, thích chơi một mình.
Trẻ có triệu chứng này thì có thể bắt chước những hành động của người khác nhưng việc thể hiện những hành động đó ra ngoài trở nên khó khăn đối với trẻ.
Hành động bất thường :
Phần lớn trẻ bị tự kỷ thường bị ám ảnh, lo sợ khi những con vật đáng sợ đặc biệt nào đó mà không chú ý đến người xung quanh.
Trẻ thường lặp đi lặp lại một hành động nào đó như đập đầu, lắc lư người ra phía sau, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia…
Đôi khi trẻ khó ngủ, không kiểm soát được tình cảm của bản thân dẫn tới những hành động hung hăng, gây gổ đối với những người xung quanh.
Thính giác kém, hay giật mình khi có tiếng động đột ngột hoặc có thể bị điếc.
Thông thường trẻ chỉ ăn một loại thức ăn, đi học theo con đường quen… Nếu cha mẹ thay đổi con sẽ la khóc, cào cấu và kháng cự rất dữ dội.
Khó khăn trong giao tiếp:
Các giao tiếp xã hội của trẻ em tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thế trẻ em tự kỷ thường ngại tiếp xúc, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín.
Trẻ gặp khó khăn hoặc biết bò, biết nói, lười đi, câu từ không nói ra được hoặc chỉ ầm ừ mà không biết cách diễn đạt.
Trẻ khó thích ứng với những hoàn cảnh và môi trường sống mới, khó ứng biến với những biến đổi bất thường xung quanh.
Độ tuổi trẻ thường mắc chứng tự kỷ nhất:
Vào khoảng những năm đầu đời của trẻ sẽ bị mắc hội chứng này nhất và nếu phát hiện kịp có biện pháp can thiệp thì sẽ điều trị được. Một số trường hợp bệnh trẻ không biểu hiện cụ thể ra ngoài vì thế khi phát hiện các dấu hiệu sau nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lí:
Trẻ tự kỷ vẫn không tiếp xúc bằng mắt, không biết bắt chước, thờ ơ với tiếng động.
Ở mọi độ tuổi, có sự lệch lạc các kĩ năng ngôn ngữ và xã hội, kém ăn, sự thay đổi mạnh mẽ của trẻ trong việc thể hiện cảm xúc, hờ hững không chú ý đến xung quanh,…
Trẻ có những vận động bất thường như đi bằng đầu ngón chân, ngồi hay lắc người, vặn xoắn tay chân… Ngôn ngữ lặp lại, tiếp xúc kém, tình cảm nghèo nàn, vệ sinh chưa tự chủ.
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ rất quan trọng trong việc uốn nắn và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Nếu được điều trị sớm, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống, còn nếu không được điều trị trẻ sẽ không nói được, sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, qua 10 tuổi dễ bị tâm thần.
Vì thế, cha mẹ cần quan tâm con mình nhiều hơn để phát hiện kịp thời và can thiệp sớm cho trẻ.
Cha mẹ cần làm gì để điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ?
Mặc dù tự kỷ là bệnh suốt đời và không thể chữa khỏi, nhưng việc sử dụng thuốc và các liệu pháp có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Trẻ bị tự kỷ thường có khả năng đặc biệt và tài năng trong các lĩnh vực như ca hát, toán học, nghệ thuật và kỹ thuật… Vì thế cha mẹ cần xem xét và cho trẻ họ những môn trẻ có hứng thú để phát triển sự sáng tạo đặc biệt của trẻ.
Trẻ tự kỷ cần được sự chăm sóc đặc biệt từ cha mẹ và người thân. Trẻ sẽ dễ bị mắc bệnh từ những trẻ bình thường khác.
Cha mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe để kích thích khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và thăm khám ở các chuyên gia tâm lí ở bệnh viện thì các bậc cha mẹ cần tìm cho con mình các giáo viên tại nhà giúp trẻ phát triển những khả năng của trẻ.
Khi cần tìm chuyên gia hoặc giáo viên để can thiệp sớm cho trẻ bị tự kỉ phụ huynh hãy liên hệ đến Trung Tâm Gia Sư Tài Năng Trẻ. Vì trung tâm gia sư của chúng tôi có một đội ngũ gia sư là giáo viên, chuyên gia chuyên điều trị can thiệp cho trẻ bị tự kỉ, rối loạn nhận thức, hành động, các vấn đề về tâm lí tại nhà. Đội ngũ gia sư của chúng tôi là giáo viên khoa giáo dục đặc biệt của trường Đại học SP TPHCM, giáo viên khoa Tâm lí, ngành công tác xã hội của trường Đại học KHXHNV, trường đại học Mở TPHCM,…
Phương pháp giảng dạy cho trẻ tự kỉ của đội ngũ gia sư của trung tâm:
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ:
Liên hệ văn phòng trung tâm tư vấn phát triển giáo dục Gia Sư Tài Năng Trẻ
HOTLINE: 091 315 0242 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com
infor@giasutainangtre.vn
FACEBOOK: WWW.FACEBOOK.COM/GIASUTAINANGTRE